Previous slide
Next slide

Bạn đang ở trang:

Hỗ trợ khách hàng

Gọi cho chúng tôi

0917 302 303

Trò chuyện qua

Nhà thép tiền chế có tuổi thọ như thế nào?

Việc nghiên cứu, tìm hiểu tuổi thọ công trình xây dựng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát huy công năng, duy tu, bảo dưỡng và tôn tạo. Nhưng đã từ lâu khi xây dựng công trình ít ai quan tâm nhiếu đến tuổi thọ của công trình kể cả một số công ty nhà tiền chế.

Tuổi thọ công trình là khái niệm chỉ thời gian công trình kiến trúc ở trong tình trạng chất lượng bảo đảm về công năng sử dụng, về sự bền vững và những yêu cầu về an toàn. Tuổi thọ công trình xây dựng thường được tính từ thời điểm công trình được đưa và khai thác (sau khi hoàn tất việc xây dựng hay sau một sửa đổi lớn) cho tới khi chuyển sang trạng thái giới hạn. Tuổi thọ một công trình thường phụ thuộc vào cá yếu tố như vật liệu xây dựng, thiết kế, kỹ thuật thi công…

 Việc nghiên cứu, tìm hiểu tuổi thọ công trình xây dựng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát huy công năng, duy tu, bảo dưỡng và tôn tạo. Nhưng đã từ lâu khi xây dựng công trình ít ai quan tâm nhiếu đến tuổi thọ của công trình kể cả một số cong ty nha thep tien che (làm thế nào để nâng cao tuổi thọ của công trình) mà chỉ nghĩ làm sao cho căn nhà của mình thật đẹp, khi khách vào nhà có nhiều lời khen ngợi (chỉ quan tâm đến yếu tố đẹp, rẻ tiền mà chưa quan tâm đến sự bền vững của công trình).

Theo thông tư số 02/2012/TT-BXD về quy định tuổi thọ công trình xây dựng, điều 05 xử lý Xử lý đối với công trình, bộ phận công trình không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng:

  1. Công trình, bộ phận công trình không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng là công trình, bộ phận công trình nguy hiểm, có nguy cơ sập đổ biểu hiện qua các dấu hiệu như nứt, võng, lún, nghiêng đến giá trị giới hạn theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.
  2. Khi phát hiện công trình không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, người có trách nhiệm bảo trì có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP.
  3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP phải thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP đối với công trình không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng.
  4. Trường hợp công trình có thể sập đổ ngay thì người có trách nhiệm bảo trì phải di dời khẩn cấp toàn bộ người ra khỏi công trình này và các công trình lân cận bị ảnh hưởng, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện để được hỗ trợ thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn.
  5. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện hoặc được báo cáo về tình huống công trình có thể sập đổ ngay thì phải tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn như ngừng sử dụng công trình, di dời người và tài sản, phong tỏa công trình và các biện pháp cần thiết khác.
  6. Chủ sở hữu, người sử dụng các công trình lân cận phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp an toàn như quy định tại khoản 4 Điều này khi được yêu cầu.
  7. Công trình bị hư hỏng do tác động của bão, động đất, sóng thần, hỏa hoạn và các tác động khác phải được đánh giá chất lượng trước khi quyết định tiếp tục sử dụng, khai thác.
  8. Việc xử lý đối với công trình chung cư cũ nguy hiểm thực hiện theo quy định của pháp luật về cải tạo chung cư cũ.
  9. Trường hợp công trình xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Các bài viết khác